Những điều cần tránh khi đi tìm việc

Bạn cần hiểu rằng thư xin việc như một món ăn khai vị cho món chính là hồ sơ của bạn.

1. Chỉ tập trung vào một nơi

Thông thường các công ty khi cần tuyển nhân viên đều đăng tuyển với những dòng tiêu đề in đậm trên báo, website và các phương tiện truyền thông khác. Tuy nhiên, có một số công ty vừa và nhỏ khá lặng lẽ trong vấn đề này. Vì vậy, bạn đừng nên chỉ chăm chăm tìm việc ở những công ty lớn, hãy thử tìm kiếm cơ hội tại các công ty nhỏ ở ngay địa phương bạn đang sống.

2. Không làm theo hướng dẫn

Mỗi công ty đều có những thủ tục và quy tắc làm việc riêng và yêu cầu ứng viên phải tuân thủ những chỉ dẫn khi làm hồ sơ tuyển dụng. ví dụ một số nơi muốn ứng viên phải làm hồ sơ theo mẫu có sẵn của công ty nhưng nhiều nơi lại muốn ứng viên tự viết theo ý thích và gửi fax cho họ. Vì vậy, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn của nhà tuyển dụng nếu bạn muốn họ đọc hồ sơ xin việc của mình.

3. Bạn chỉ có duy nhất một hồ sơ xin việc

Nếu chỉ dùng duy nhất một hồ sơ xin việc và gửi tới tất cả các công ty, bạn sẽ khó mà giành được thiện cảm từ nhà tuyển dụng. Do vậy, với mỗi công ty bạn nên chịu khó làm một hồ sơ riêng, trong đó giải thích tại sao bạn muốn làm việc tại vị trí đó và những đóng góp của bạn cho sự phát triển của công ty sau này.

4. Thư xin việc của bạn quá tẻ nhạt

Bạn cần hiểu rằng thư xin việc như một món ăn khai vị cho món chính là hồ sơ của bạn. Vì vậy, hãy viết một bức thư trong đó chọn lọc ra những chi tiết chủ yếu trong hồ sơ, biết mở rộng chúng và giải thích sâu thêm để làm nổi bật được tài năng và kinh nghiệm mà bạn có.

5. Hồ sơ xin việc của bạn có lỗi đánh máy

Với nhà tuyển dụng, lỗi này chứng tỏ bạn là người thiếu chuyên nghiệp và không tập trung trong công việc. Do vậy, hãy chắc chắn rằng bạn đã xem kỹ hồ sơ trước khi gửi đi và bạn có thể nhờ người thân hay bạn bè đọc trước.

6. Không biết gửi hồ sơ tới ai

Khi viết thư xin việc, bạn không biết đề tên ai và đôi khi bạn còn đề nhầm tên vì bạn không có thông tin rõ ràng về người sẽ chịu trách nhiệm nhận hồ sơ. Điều này sẽ khiến bạn mất cơ hội được nhà tuyển dụng chú ý.

7. Không thể hiện được sự chuyên nghiệp

Theo một cuộc khảo sát tại một số công ty thì 86% các nhà tuyển dụng nghĩ rằng các ứng viên nên liên lạc với họ trong vòng 2 tuần kể từ khi gửi hồ sơ đi. Do đó, để thể hiện sự chuyên nghiệp, bạn nên gọi điện hay gửi email để xác nhận lại vị trí mà bạn muốn và khả năng làm việc của bạn.

8. Không đủ năng lực

Nhiều người vội vã gửi hồ sơ đi mà chưa đọc kỹ miêu tả chi tiết về yêu cầu công việc. Ví dụ, một công việc yêu cầu 5 năm kinh nghiệm quản lý mà bạn mới chỉ có 2 năm hoặc kỹ năng và kinh nghiệm của bạn chưa thực sự đáp ứng được như yêu cầu mà nhà tuyển dụng đưa ra.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *