Những kỹ năng cần thiết trong quá trình đi xin việc

Nộp một CV với cách dùng từ ngữ, văn phong tạo được sự chú ý với nhà tuyển dụng.

1. Giao tiếp
Kết nối với người khác một cách rõ ràng, hiệu quả tùy vào hình thức: thư điện tử (email), tin nhắn, trò chuyện trực diện có kết hợp ngôn ngữ cơ thể. Đồng thời phải biết cách lắng nghe, hiểu quá trình và phản hồi tích cực.
2. Tạo lòng tin
Nhà tuyển dụng luôn muốn nắm rõ ràng, chính xác thông tin về công việc mà nhân viên của họ đảm nhận. Nếu phạm lỗi? Đừng chối bỏ, hãy thừa nhận và học cách không để sai lần nữa.
3. Theo quy tắc
Đến nơi làm việc đúng giờ, thực hiện những việc bạn được tuyển vào làm. Vận dụng tốt nhất khả năng, cố gắng đạt mục tiêu trong thời hạn cho phép. Công ty sẽ còn muốn gì hơn từ bạn?
4. Linh hoạt
Kể cả cấp quản lý và nhân viên đều cần có phản ứng nhanh trước những biến động kinh tế. Đương nhiên họ muốn rằng bạn biết cách thay đổi tầm nhìn, hoàn cảnh làm việc và thích nghi với những chuyển biến bất ngờ.
5. Quyết tâm và Kiên trì
Cấp trên giao cho nhân viên những thử thách nhỏ đến lớn trong công việc nhưng thường có tính khả thi. Đây là cơ hội tốt để bạn làm việc cật lực, tiến về trước cho đến khi bạn vượt qua tất cả và chứng minh năng lực với nhà tuyển dụng.
6. Thích ứng khi làm việc nhóm
Cấp trên yêu thích nhân viên có khả năng làm việc cùng với mình. Với họ, là sự khác biệt lớn giữa người có thể hòa hợp với đồng nghiệp và người lan truyền cảm hứng làm việc cho người khác.
7. Nhiệt tình và Ham học hỏi
Thời đại thông tin hiện nay rất xem trọng việc cập nhật, tìm tòi và mở rộng kiến thức để ứng dụng vào công việc thực tiễn. Yêu thích học hỏi và sẵn sàng sẻ chia với người khác là hành động rất được đề cao.
8. Giải quyết vấn đề
Các công ty luôn tìm kiếm ứng viên có khả năng thực hiện công việc tốt nhất dưới sự chỉ dẫn ít nhất. Nhân viên nên chủ động nhận lấy phần việc trong khả năng, cần thực hiện để hoàn thành chúng.
9. Lòng trung thành
Nhà tuyển dụng muốn và cần tìm người mà họ có lòng tin, cùng làm việc thật chuyên nghiệp và hướng đến những mục tiêu to lớn cùng vấn đề quan tâm hàng đầu của công ty. Họ không chọn người đặt ra quá nhiều điều kiện thiếu chính đáng hoặc vốn dĩ không tin vào người lãnh đạo.
10. Trình độ chuyên môn – kỹ thuật
Với đặc trưng của một số ngành nghề, khả năng am hiểu vấn đề phải được chứng minh thật thuyết phục bởi những bài kiểm tra tình huống. Bạn nên có sự tham khảo thông tin cụ thể về những yêu cầu của hạng mục này. Dành thời gian chuẩn bị và luyện tập thành thạo.
Chứng minh năng lực làm việc

– Nộp một CV với cách dùng từ ngữ, văn phong tạo được sự chú ý với nhà tuyển dụng.
– Gửi Thư tìm việc cùng với CV, chứng minh rằng bạn hiểu những yêu cầu kỹ năng cần thiết cho công việc và đưa ra ví dụ cho thấy bạn thật sự có được kỹ năng này từ kinh nghiệm trong quá khứ.
– Chắc rằng người liên hệ tham khảo sẽ nói những điều xác đáng, có ích khi họ được hỏi.
– Có một Thư giới thiệu tốt từ cấp trên trước đây để gửi cho những công ty đang ứng tuyển.
– Thể hiện kỹ năng giao tiếp tốt: trên hồ sơ tìm việc, cuộc gọi thoại và trong buổi phỏng vấn.
– Minh chứng những điều bạn học hỏi được bằng những tình huống, câu chuyện thật súc tích. Kể cho nhà tuyển dụng biết được bạn đã xử lý những vấn đề nào khi còn làm công việc cũ, và chúng sẽ giúp ích cho việc hiện tại.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *