Phản ứng thế nào khi bị chỉ trích?
Không dễ dàng gì để tránh bực tức hoặc khó chịu khi rơi vào tình cảnh này nên ngay từ đầu cần xây dựng quan niệm tiến hành phân tích lời chỉ trích.
Khả năng gây sự chỉ trích
Nếu gặp những người khó tính, hay phán xét thì cho dù bạn làm gì cũng sẽ bị phê bình. Họ tỏ ra không vừa ý, bất đồng ý kiến và trực tiếp bộc lộ suy nghĩ bằng lời nói. Đa số các bạn cảm thấy tổn thương do không được tôn trọng khi thể hiện bản thân. Và những lời nói như thế tồn tại trong suy nghĩ của bạn trong khoảng thời gian nhất định. Có khi vài ngày, vài tuần, thậm chí sang năm vẫn còn nhớ đến khi xảy ra chuyện tương đồng. Bạn lo lắng, tìm cách khắc phục để làm cho họ thay đổi cách nhìn về mình. Đôi khi cố thay đổi bản thân để trở nên phù hợp hoặc để được lựa chọn. Cũng có trường hợp chọn cách im lặng, giữ sự tức giận, chán ghét trong lòng và mặc kệ điều người ta nói.
Đừng chỉ trích ai đó nếu bạn không muốn bị chỉ trích. Nhận xét, góp ý nếu không khéo léo thì rất dễ biến thành lời phê bình đối với người nghe. Dù với ý muốn giúp ai đó nâng cao tính thẩm mỹ cá nhân, phát triển tính cách tốt, gạt bỏ thói quen xấu hay thừa nhận lỗi sai thì chỉ trích chưa bao giờ là cách hay. Có thể bạn chỉ kiểm soát được một phần khả năng bị chỉ trích nhưng bạn hoàn toàn làm chủ được việc không chỉ trích một ai đó. Hãy tập rèn luyện cho mình có những phản ứng tốt, tạo thành kỹ năng ứng phó lời chỉ trích đến từ bất kỳ ai.
Cách ứng biến thành kỹ năng sống
Hãy dừng ngay cách xử lý thông thường, kém sáng suốt. Đừng vội tức giận, hoặc im lặng nhẫn nhịn. Giữ hòa khí tốt cho buổi trò chuyện là điều nên làm nhưng nên biết cách ứng phó tình huống hiệu quả hơn. Không dễ dàng gì để tránh bực tức hoặc khó chịu khi rơi vào tình cảnh này nên ngay từ đầu cần xây dựng quan niệm tiến hành phân tích lời chỉ trích. Từ đó mà quyết định cách hành động và có thái độ thật khôn ngoan.
Xem xét nguyên nhân cốt lõi vì sao người khác đưa ra lời chỉ trích như thế. Họ có thật sự hiểu mình, biết đầy đủ thông tin về mình hay chỉ nói theo kiểu bộc phát. Nói vậy nhằm mục đích gì, là tốt hay xấu. Nếu là tốt, tức là sự quan tâm, góp ý để mình cải thiện vấn đề bản thân. Chỉ là cách dùng lời chưa tinh tế nên khiến mình thấy bị xúc phạm. Hoặc lời nói của họ vốn chứa ý tiêu cực, có thể do ganh tỵ hoặc đố kỵ với mình trong hiện tại hay quá khứ.
Phân tích tính chính xác của lời chỉ trích. Rất có thể lời chỉ trích này đã bị cảm xúc người nói chi phối. Nó không đúng hoàn cảnh, tình huống để có thể áp dụng vào việc của mình. Với những lời thiếu tính logic như vậy, bạn hãy thật bình tĩnh và thử giải thích ngược lại với họ. Giúp họ nhận ra điều đang tự cố nói thực chất là không hữu dụng cho bạn.
Phản ứng nâng thành kỹ năng. “Bình tĩnh – Phải thật bình tĩnh” sẽ là câu thần chú hay cho bạn vào lúc này. Dùng nó để tránh bị kéo theo không khí căng thẳng mà họ đang tạo ra. Điều chỉnh phản ứng cơ thể, thả lỏng người, hít thở sâu, đừng tỏ ra phản kháng không mục đích, thiếu suy nghĩ. Sau khi đã đủ tỉnh táo thì mới có thể suy nghĩ thấu đáo vấn đề mà chọn cách cư xử phù hợp. Khi bạn không bị làm mất tự chủ, cảm xúc được kiểm soát thì mọi việc sẽ đi đúng hướng hơn. Tích cực tiếp nhận nội dung bên trong lời chỉ trích nếu nó có ý tốt cho sự hoàn thiện bản thân của bạn. Đồng thời giữ thái độ ôn hòa, tránh xa những đối tượng chỉ muốn phê bình một cách vô lý cũng là cách tiết kiệm thời gian cho bản thân.
Leave a Reply