Những điều không khi đi phỏng vấn
Hãy cố gắng giữ cho cuộc nói chuyện giữa bạn và nhà phỏng vấn trở nên sâu sắc và thực tế hơn chứ không chỉ dừng ở vẻ ngoài, hời hợt.
1. Không hỏi về lương
Lương bổng là vấn đề không phải của riêng ai. Đi làm cũng chỉ tiến đến mục đích cuối cùng, đó là tiền lương. Đây là mối quan tâm hàng đầu, nhưng cũng không có nghĩa là bạn sẽ hỏi vấn đề này ngay đầu buổi phỏng vấn. Vì khi bạn chưa chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy được bạn làm những gì, bạn mang lại bao nhiêu lợi ích mà đã vội vàng đòi hỏi tiền lương, họ sẽ nhanh chóng loại bạn.
Thông thường nhà tuyển dụng sẽ tự đề cập đến vấn đề nên nếu bạn muốn hỏi về vấn đề nhạy cảm này, hãy chờ đến cuối buổi phỏng vấn, ở phần đàm phán lương. Tuy nhiên, trong trường hợp nhà tuyển dụng không đề cập đến chuyện lương bổng thì khả năng cao là bạn đã bị trượt.
2. Không nói xấu sếp cũ
Vừa bước chân ra khỏi công ty, bạn đã có ý định nói xấu sếp cũ. Vậy trong tương lai, ai sẽ đảm bảo rằng bạn không làm điều tương tự sau lưng họ. Người ba hoa, thích đi nói xấu sau lưng người khác sẽ không bao giờ được tôn trọng. Hơn nữa, đây còn là ở trong buổi phỏng vấn quan trọng.
Do đó, hãy ngưng nói những điều tiêu cực, không tốt đẹp về nơi làm việc cũ của mình. Vì nó sẽ để lại ấn tượng xấu khiến nhà tuyển dụng chẳng còn quan tâm bạn nói gì tiếp theo.
3. Không ba hoa
Tìm các chủ đề bàn luận sôi nổi với người phỏng vấn là một điều cần thiết. Nhưng không nên vì thế mà nói quá nhiều về bản thân, không nên lôi từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn của cuộc sống cá nhân để nói với người đối diện. Hành động này chẳng khác nào bạn đang cố kiếm chuyện, chứ không phải đang trao đổi với nhà tuyển dụng. Sự nhiệt tình quá đà của bạn sẽ khiến đối phương khó chịu. Vì họ là người tuyển dụng chứ không đứa bạn thân ngồi hàng giờ để lắng nghe hết mấy câu chuyện trên trời dưới biển của bạn.
Hãy cố gắng giữ cho cuộc nói chuyện giữa bạn và nhà phỏng vấn trở nên sâu sắc và thực tế hơn chứ không chỉ dừng ở vẻ ngoài, hời hợt.
Leave a Reply